Sinh vật lạ dài 30 m: Tưởng khủng long, hóa ra thứ quái dị hơn

Theo Sci-News, sinh vật bí ẩn xuất lộ diện tại Vách đá Aust – một mỏ hóa thạch nổi tiếng ở Anh – vào năm 1850 với một phần xương hình trụ to lớn, khiến nó bị lầm tưởng là một con thằn lằn hộ pháp (titanosaurs), nhóm khủng long lớn nhất thế giới.

Mãi đến đầu thế kỷ XX, một số nhà cổ sinh vật học mới nghi ngờ nó không phải khủng long.

Một giả thuyết tưởng chừng như vô lý được đặt ra: Nó có thể là một loài ngư long (ichthyosaur, còn gọi là thằn lằn cá) với kích cỡ không thể tin nổi!

Ngư long là một trong các loài họ hàng sống dưới nước của khủng long, với hình dáng vô cùng kỳ quái, như một sản phẩm lai tạp hỗn loạn giữa khủng long và cá.

Nói là vô lý, bởi hầu hết ngư long đều thuộc dạng nhỏ bé trong thế giới quái vật các kỷ Tam Điệp – Jura – Phấn Trắng. Phần lớn ngư long có kích cỡ một vài mét, còn những loài “vĩ đại” nhất của nhóm này cũng chỉ dài hơn 10 m.

Trong nghiên cứu mới, GS Martin Sander và TS Marcello Perillo từ Đại học Bonn (Đức) đã phân tích lại mẫu vật để tìm ra sự thật về sinh vật lạ ở Anh.

Họ dùng một loại kính hiển vi đặc biệt để chứng minh rằng thành xương của sinh vật chứa các cấu trúc khác thường.

Nó chứa những sợi collagen khoáng hóa dài, được đan xen theo cách rất khác biệt so với hầu hết các xương động vật khác. Tuy vậy, các nhà khoa học cũng tìm ra một thứ tương đồng: Một loài ngư long lớn khác từ Canada cũng có cấu trúc thành xương gần giống.

Phát hiện này đã xác nhận các phần xương hóa thạch khổng lồ được tìm thấy ở Anh thuộc về ngư long, chứ không phải bất kỳ động vật trên cạn nào, theo bài công bố trên tạp chí khoa học Peerj.

Các bằng chứng địa chất cũng cho thấy khu vực mà hóa thạch xuất hiện 200 triệu năm trước – thời mà con vật sinh sống, thuộc kỷ Tam Điệp – từng là đại dương.

Các tính toàn mới cũng trùng khớp với ước tính cũ, cho thấy sinh vật dài ít nhất 25-30 m khi còn sống. Nó có thể đã dùng chiếc mõm nhọn để đâm vào con mồi như cách cá kình làm ngày nay, cùng một bộ hàm khỏe giúp hoàn tất công việc còn lại.

Điều này cho thấy giới khoa học nên thay đổi vài góc nhìn về nhóm quái vật biển cổ xưa này. Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Bonn, điều này chưa chắc là không thể giải thích.

Trước khi loài này ra đời, các loài tổ tiên của nó đã phát triển từ khoảng 250 triệu năm trước. Đến mốc 200 triệu năm, hầu hết các loài thuộc nhóm này đã tuyệt chủng.

Những con ngư long mà chúng ta hay tìm thấy đều thuộc lớp con cháu kỷ Jura – Phấn Trắng. Có lẽ khi đó loài ngư long đã tiến hóa để trở nên nhỏ hơn, phù hợp với môi trường mới hơn.

Vì vậy, không thể nói tổ tiên của chúng từng là những quái vật khổng lồ. Thời kỳ đầu của kỷ Tam Điệp cũng là giai đoạn tổ tiên của nhiều sinh vật khổng lồ khác xuất hiện trên Trái Đất, ví dụ như cá voi. Chiều dài 25-30 m của con ngư long này vẫn nhỏ hơn cá voi xanh.